Cụ thể, tính riêng trong tháng 2/2023, mặt bằng lãi suất đã ổn định và có xu hướng giảm. Riêng ngày 6/3 vừa qua, nhiều ngân hàng thương mại đã có động thái giảm lãi suất tiền gửi. Trong đó, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước giảm 0,2%/năm so với mức lãi suất niêm yết với nhóm kỳ hạn vay từ 6 đến 12 tháng. Các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân giảm 0,5%/năm so với mức lãi suất của từng ngân hàng. Việc đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi được xem là động thái đầu tiên giúp các ngân hàng thương mại giảm chi phí, qua đó có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
Thực tế, trong ngày 6/3, 3 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và Agribank đều đã công bố biểu lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân giảm 0,2 điểm % ở một số kỳ hạn, riêng BIDV thì vừa công bố biểu lãi suất mới trong sáng ngày 7/3. Tính đến hiện tại, mặt bằng lãi suất tiền gửi tại quầy của nhóm ngân hàng này phổ biến ở mức 5,8%/năm với kỳ hạn 6-11 tháng; 7,4%/năm với kỳ hạn 12 tháng và 7,2%/năm với các kỳ hạn dài hơn. Với các kênh tiết kiệm online, mức lãi suất cao hơn, ở ngưỡng 8,2%/năm với các khoản gửi kỳ hạn 12 tháng.
Không chỉ khối quốc doanh, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân như Techcombank, OCB, Sacombank, KienlongBank, VPBank, LienVietPostBank, BacABank, Saigonbank, Vietcapital Bank… đều thay đổi biểu lãi suất mới theo hướng giảm đáng kể so với trước, mức giảm phổ biến 0,3-0,5 điểm %. Đơn cử, Sacombank điều chỉnh giảm khoảng 0,3-0,5%/năm so với biểu lãi suất cũ. Saigonbank giảm 0,2-0,3 điểm % ở một số kỳ hạn. VPBank giảm tới 2% so với kỳ hạn gửi 18-24 tháng; lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm 0,5 điểm %. LienVietPostBank cũng giảm từ 8,5%/năm xuống còn 8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
Động thái hạ lãi suất vay được xem là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế nói chung trong đó có thị trường nhà đất.
Theo các chuyên gia, việc các ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi là điều kiện để hạ lãi suất cho vay với nhiều ngành nghề. Đây là tin vui cho nền kinh tế nói chung và trong đó có cả thị trường bất động sản. Thực tế thời gian gần đây, thị trường BĐS liên tục đón nhiều tin vui. Việc nhà nước ban hành Nghị định 08 mới đây, cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể đàm phán với trái chủ thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo đúng quy định của pháp luật liên quan. Ngoài ra cũng có thể thương lượng để gia hạn thời gian thanh toán cho trái chủ thêm 2 năm. Đây được xem là động thái gỡ nút thắt lớn nhất hiện nay đã khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Thời gian quan, nhiều doanh nghiệp chịu áp lực từ thanh toán trái phiếu đến hạng phải gom tiền mặt để thanh toán cho trái chủ đối với các khoản trái phiếu đến hạn, khiến doanh nghiệp cạn tiền mặt, kiệt sức. Nghị định mới này giúp các doanh nghiệp BĐS giảm bớt áp lực về trái phiếu đến hạn, hợp thức hóa hành lang pháp lý để tạo điều kiện gỡ khó cho các chủ đầu tư và tạo tiền đề để củng cố tâm lý cho các nhà đầu tư yên tâm với thị trường trái phiếu cũng như đồng hành cùng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, NHNN cũng thống nhất sẽ triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với 4 ngân hàng thương mại vốn nhà nước cùng với lãi suất thấp 1,5 – 2% so với mức cho vay thông thường. Ngoài ra, chính phủ còn ưu đãi thêm về tiền sử dụng đất và một số chính sách khác nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tích cực hưởng ứng phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu an cư cho lao động và người thu nhập thấp. Đây có thể là nhân tố góp phần phá băng thị trường nhà đất trong thời gian tới.
Dưới nhiều tác động tích cực từ cơ chế, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ sớm “tan băng” và “ấm áp” trở lại.
Bài viết liên quan
Tin tức
Phân Khúc Căn Hộ Khởi Sắc Đầu Năm 2023
Th4
Tin tức
Sức Cầu Bất Động Sản Ở Đà Nẵng Và Vùng Phụ Cận Sẽ Chững Lại
Th4
Tin tức
Quy Định Về Đối Tượng Mua Nhà Ở Xã Hội
Th4